17/07/2023 16:10

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Tuân Nguyễn Xem các bài viết của tác giả

15/07/2023   07:48 (GMT+07:00)

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Thanh tra Chính phủ (TTCP) mới đây đã thông báo Kết luận thanh tra về trách nhiệm của NHNN và các tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD và Đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2013-2017.

Trong đó, TTCP kiến nghị xử lý kết quả thanh tra một số hồ sơ cấp tín dụng tại Sacombank trong giai đoạn này. Cụ thể, yêu cầu Sacombank giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án của khách hàng vay vốn là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất Động Sản Dấu Ấn Sài Gòn (Công ty Dấu Ấn Sài Gòn), yêu cầu khách hàng cam kết bổ sung vốn tự có đảm bảo nguồn vốn theo tiến độ thực hiện dự án.

TTCP đồng thời kiến nghị Sacombank kiểm soát chặt chẽ khoản vay của CTCP Đồng Tâm và tình hình tài chính của doanh nghiệp này đối với khoản vay tại Chi nhánh Trung tâm; đôn đốc khách hàng có biện pháp khắc phục tình trạng mất cân đối về tài chính. Trường hợp khách hàng không có biện pháp khắc phục tình trạng nêu trên, cần thu hồi nợ trước hạn.

Sacombank cũng được yêu cầu tính lại lãi phạt kể từ ngày 4/8/2017 theo đúng hợp đồng tín dụng đối với Công ty TNHH SX Thương mại Soài Rạp (Công ty Soài Rạp).

“Dấu ấn” của Vạn Thịnh Phát tại Dấu ấn Sài Gòn

Được biết, tại thời điểm 10/10/2021, dư nợ của Công ty Dấu Ấn Sài Gòn tại Sacombank là 2.335 tỷ đồng. Doanh nghiệp này đang thực hiện loạt dự án BĐS nhưng các dự án này đều chậm tiến độ, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ theo phương án vay vốn.

Khi phê duyệt khoản vay cho Dấu Ấn Sài Gòn, Sacombank đã thiếu sót trong việc thẩm định điều kiện vay vốn “có khả năng tài chính để trả nợ” theo quy định tại Thông tư 09 năm 2016 của NHNN.

Công ty Dấu Ấn Sài Gòn được thành lập từ năm 2015, người đại diện theo pháp luật là bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát.

Tháng 10/2022, bà Trương Huệ Vân bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản cùng với bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Thông tin về Dấu Ấn Sài Gòn trên cổng đăng ký doanh nghiệp.

Dấu Ấn Sài Gòn là công ty chuyên cung cấp dịch vụ quản lý và vận hành cho các dự án do Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư, như: The Garden Mall (thuộc Thuận Kiều Plaza), Trung tâm Thương mại Saigon Garden (trung tâm quận 1), Ngôi nhà Văn hoá Sài Gòn (Saigon House), Khu Ẩm thực Cocochin (Cocochin Food Court), Bảo tàng Áo dài (Ao Dai Museum), Triển lãm Áo dài (Ao Dai Exhibition), Ngôi nhà Áo dài (Ao Dai House), Nhà hát Chợ Lớn, The Mall, Maison Saigon,…

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Dự án Saigon Garden do Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư và Dấu Ấn Sài Gòn làm đơn vị quản lý. (ảnh: DASG).Bầu Thắng và công ty liên quan

Cũng theo Kết luận thanh tra, đối với khách hàng CTCP Đồng Tâm, dư nợ của doanh nghiệp này tại Sacombank ở thời điểm 31/8/2018 là 237 tỷ đồng, đến ngày 10/10/2021 còn 29 tỷ đồng và được ngân hàng xếp loại vào nợ nhóm 1.

Tuy nhiên, Sacombank đã thẩm định, phê duyệt chưa chính xác khi cho Đồng Tâm vay vốn; không phân tích và thu thập đầy đủ thông tin, tài liệu chứng minh nguồn trả nợ của khách hàng; thậm chí Sacombank còn cấp tín dụng cho Đồng Tâm vay để trả nợ khoản vay tại chính… Sacombank.

Quá trình cho Đồng Tâm vay, Sacombank phê duyệt giải chấp từng phần tài sản đảm bảo nhưng lại không thực hiện định giá tài sản đảm bảo.

Việc kiểm tra sau cho vay được thực hiện chung chung, chưa đánh giá, cập nhật tiến độ thực hiện phương án của khách hàng.

CTCP Đồng Tâm (Đồng Tâm Group) được thành lập từ năm 2002 do doanh nhân Võ Quốc Thắng (bầu Thắng) là nhà sáng lập và đại diện theo pháp luật.

Đồng Tâm Group hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng; kinh doanh bất động sản, cho thuê đất trong khu công nghiệp, cho thuê nhà xưởng, đầu tư liên doanh, liên kết,....

Chủ tịch HĐQT Võ Quốc Thắng vốn được biết đến với biệt danh “bầu Thắng” do Đồng Tâm từng là đơn vị tài trợ cho đội bóng đá Long An.

Ông Thắng sinh năm 1967, từng là đại biểu Quốc hội khóa XI. Ông từng là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kiên Long, sau đó rút lui khỏi vị trí này vào năm 2018 do quy định của Luật các TCTD sửa đổi Chủ tịch HĐQT ngân hàng không được làm thành viên HĐQT ở các doanh nghiệp khác.

Trong số các khách hàng của Sacombank nói trên, doanh nghiệp còn lại là Công ty TNHH SX Thương mại Soài Rạp (Công ty Soài Rạp). Đáng chú ý, Công ty Soài Rạp lại chính là doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Đồng Tâm Group.

Soài Rạp có cùng “hộ khẩu thường trú” tại Long An với Đồng Tâm, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét. Doanh nghiệp này được thành lập năm 2015 do ông Thái Quốc Kiệt làm đại diện theo pháp luật.

Ông Kiệt còn là người đại diện tại các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái của Đồng Tâm như: Chi nhánh Tây Ninh, Chi nhánh Cà Mau, Văn phòng đại diện 3/2, Văn phòng đại diện Hải Thượng Lãn Ông, Văn phòng đại diện Trường Chinh – Công ty TNHH MTV Thương mại Đồng Tâm.

Trên website của Đồng Tâm Group ngày 26/5/2022 công bố thông tin về việc bổ nhiệm ông Thái Quốc Kiệt giữ chức vụ Giám đốc kinh doanh khu vực TP.HCM và Đông Nam Bộ - Công ty TNHH MTV TM Đồng Tâm (công ty con của Đồng Tâm Group).

Tại thời điểm 31/8/2018, dư nợ của Soài Rạp tại Sacombank là 803 tỷ đồng. Đến 10/10/2021, doanh nghiệp này đã không còn dư nợ tại ngân hàng.

Tuy nhiên, TTCP kết luận Sacombank cho Soài Rạp vay để thực hiện dự án nhưng chậm tiến độ, ảnh hưởng đến hiệu quả phương án đầu tư kinh doanh đã được ngân hàng phê duyệt và nguồn trả nợ theo phương án vay.

Bên cạnh đó, Sacombank thực hiện phân loại nợ không đúng quy định. Theo hợp đồng, khách hàng phải trả lãi lần đầu vào ngày 4/8/2017, nhưng thực tế khách hàng trả lãi vào ngày 28/2/2017 (chậm hơn 6 tháng, tương đương 208 ngày) phải chuyển nợ nhóm 4, nhưng Sacombank vẫn phân loại nhóm 1.

TTCP ghi nhận đến kỳ trả nợ lãi tháng 8/2018 Soài Rạp đã trả lãi đúng hạn và đầy đủ. Tuy nhiên, cơ quan này vẫn kiến nghị Sacombank tính lại lãi phạt kể từ ngày 4/8/2017 theo đúng hợp đồng tín dụng.

Bình luận

Tags:

Vạn Thịnh Phát

Sacombank

Dấu ấn Sài Gòn

Công ty Dấu ấn Sài Gòn

Saigon Signature

Các dự án của Vạn Thịnh Phát

Trương Huệ Vân

Trương Mỹ Lan

Sacombank

Đồng Tâm Group

Công ty Soài Rạp

Khoản vay

Tin cùng chuyên mục