Hà Nội dự kiến tăng học phí 2
Trong dự thảo nghị quyết về học phí năm học 2023 - 2024, các trường mầm non, phổ thông trên địa bàn Hà Nội được chia thành 3 khu vực: thành thị, nông thôn, dân tộc thiểu số.
Với học sinh vùng thành thị mức đóng 300.000 đồng/tháng, vùng nông thôn 100.000 - 200.000 đồng, vùng dân tộc thiểu số 50.000 - 100.000 đồng. Mức này bằng với học phí năm 2022 và tăng gần 2 lần so với năm 2021.
Năm 2022, Hà Nội quyết định tăng học phí theo Nghị định 81, tuy nhiên do ảnh hưởng dịch COVID-19, thành phố đã chi hơn 1.100 tỷ đồng để cấp bù phần chênh lệch tăng so với năm 2021 và hỗ trợ 50% học phí. Do đó, số tiền thực đóng của phụ huynh năm 2022 không tăng so với 2021.
Tuy nhiên từ năm học 2023 - 2024, Hà Nội dự kiến không hỗ trợ chênh lệch như năm học trước. Do đó, phụ huynh sẽ phải đóng nhiều tiền hơn từ 2 - 4 lần.
Cụ thể, ở khu vực thành thị, mức học phí với học sinh mầm non, THCS tăng gần 2 lần, từ 155.000 đồng lên 300.000 đồng/tháng. Ở xã miền núi, học sinh THPT đóng 100.000 đồng/tháng, tăng hơn 4 lần so với mức cũ - 19.000 đồng/tháng, còn bậc mầm non, THCS có mức đóng tăng hơn 2 lần, từ 24.000 đồng lên 50.000 đồng.
Hà Nội cũng dự thảo về mức trần học phí với các trường công lập chất lượng cao, không thay đổi so với năm ngoái (đơn giá: triệu đồng/tháng)
Hà Nội sẽ lấy ý kiến dự thảo nghị quyết về học phí năm học 2023 - 2024 từ ngày 15/5, dự kiến trình Hội đồng nhân dân thành phố vào tháng 7 tới.
Tại cuộc họp về vấn đề học phí và sách giáo khoa cho năm học mới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương sửa đổi, bổ sung Nghị định 81 của Chính phủ ban hành năm 2021.
Phó Thủ tướng lưu ý, Bộ cần đánh giá căn cơ, tổng thể, toàn diện để đề xuất chính sách, lộ trình thu học phí đối giáo dục mầm non, phổ thông phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Đồng thời, cần nghiên cứu cấp bù cho phần học phí tăng thêm của mầm non, phổ thông công lập với các nhóm đối tượng chính sách, khó khăn, yếu thế; bảo đảm chế độ, chính sách, thu nhập cho đội ngũ giáo viên tại các khu vực vùng khó khăn, biên giới, hải đảo.
Theo: Nguồn baomoi.com
Tags:học phí
Nghị định 81
năm học
miền núi
thành thị
mầm non
dân tộc thiểu số
Trần Hồng Hà
dự kiến
phổ thông
trường công lập
dự thảo
đơn giá
học sinh
hội đồng nhân dân thành phố
trung học cơ sở
Năm 2022
tr
Tin cùng chuyên mục
Người thông minh bí mật trồng 5 cây cảnh trong nhà: Gia tăng vận khí, hút lộc vào như nước
Người thông minh bí mật trồng 5 cây cảnh trong nhà: Gia tăng vận khí, hút lộc vào như nước
'Hồng Hài Nhi' của Tây Du Ký sống kín tiếng, giờ là tỷ phú công nghệ ít ai biết
Nổi tiếng chỉ sau một đêm với vai ''Hồng Hài Nhi' trong Tây Du Ký, Triệu Hân Bồi từ bỏ sự nghiệp diễn xuất, theo đuổi con đường học vấn, giờ là tỷ phú công nghệ.
Khám phá những đặc quyền “không dành cho số đông” tại Grand Park
Ngôi nhà nay không chỉ đơn thuần là một thứ tài sản, nó là nơi phản ánh cho phong cách và những giá trị gia chủ theo đuổi. Tọa lạc tại trái tim của đô thị Grand Park là hai dự án compound mang đến chuẩn sống tiện nghi vượt trội – nơi mọi trải nghiệm đều được nâng tầm, tương xứng với đẳng cấp của những chủ nhân văn minh.
Chu Thanh Huyền: Tôi đóng thuế đầy đủ, không có gì phải sợ
Là công dân Việt Nam, tôi luôn thượng tôn pháp luật. Tôi bán hàng đóng thuế đầy đủ, không có gì phải sợ. Còn lại, ai nói gì tôi không quan tâm. Ai sai sẽ có pháp luật xử lý", Chu Thanh Huyền khẳng định.
Ngành học này mấy năm trước ai theo sẽ bị mắng là liều, phụ huynh lo sốt vó, giờ ra trường lương 60 triệu/tháng
Ngành học này mấy năm trước ai theo sẽ bị mắng là "liều", phụ huynh lo sốt vó, giờ ra trường lương 60 triệu/tháng
Nếu con gái tôi thực sự mất tích thì tốt biết mấy, lời chia sẻ tuyệt vọng của bà mẹ hai con gây chấn động cộng đồng mạng
"Nếu con gái tôi thực sự mất tích thì tốt biết mấy", lời chia sẻ tuyệt vọng của bà mẹ hai con gây chấn động cộng đồng mạng