Hợp tác lưu vực sông Mekong: Thay đổi ứng xử với tài nguyên nước
Ông Lê Công Thành khẳng định Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) lần thứ 4 là sự kiện đặc biệt quan trọng, đánh dấu hợp tác Mekong - Ảnh: N.HIỀN
Ngày mai (5-4), Hội nghị cấp cao Ủy hộisông Mekongquốc tế (MRC) lần thứ 4 được tổ chức tại Lào. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng thủ tướng các nước Campuchia, Lào, Thái Lan sẽ tham dự, trao đổi thảo luận hợp tác với các đối tác đối thoại, đối tác phát triển để thông qua Tuyên bố chung của hội nghị - Tuyên bố Vientiane.
Trao đổi với báo chí trước thềm hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hội nghị lần này.
Ông nói: "Đây là một sự kiện đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự hợp tác Mekong được cam kết và ủng hộ mạnh mẽ từ cấp cao nhất của Chính phủ các quốc gia thành viên, các bên liên quan cho sựphát triển bền vữngcủa lưu vực sông Mekong.
* Xin ông cho biết các thông tin cụ thể về các nội dung chính của hội nghị lần này?
- Hội nghị lần này, các Thủ tướng sẽ thảo luận về những khó khăn, thách thức và cơ hội đối với sự phát triển của lưu vực Mekong. Những thảo luận này sẽ dựa trên các kết quả nghiên cứu, xu hướng cập nhật trong quản lýtài nguyên nước, tài nguyên thiên nhiên của lưu vực sông trong khu vực và trên thế giới.
Từ đó đưa ra định hướng ưu tiên cho sự phát triển bền vững của lưu vực, các chỉ đạo chiến lược mang tính quốc tế, hợp tác cùng các đối tác.
* Hợp tác và phát triển trong lưu vực sông Mekong đang đứng trước nhiều thách thức. Vậy chủ đề của hội nghị lần này sẽ giúp giải quyết các thách thức này thế nào?
- Đúng là lưu vực sông Mekong đang đứng trước nhiều thách thức to lớn. Vì vậy, chủ đề của hội nghị cấp cao lần này là "đổi mới và hợp tác nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong" có ý nghĩa quan trọng.
Trên thực tế, với các hoạt động phát triển ngày càng gia tăng đã gây áp lực lên tài nguyên nước, tài nguyên thiên nhiên. Thêm nữa là tác động của biến đổi khí hậu, nên việc đảm bảo an ninh nguồn nước và phát triển bền vững gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc đảm bảo an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của lưu vực là nhiệm vụ cấp bách.
Ủy hội sông Mekong quốc tế đã có bề dày hoạt động gần 30 năm, với nhiều thành tựu. Song trong một thế giới biến động, có rất nhiều thay đổi, Ủy hội cần có những cách thức mới để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
Cũng bởi, lưu vực sông Mekong gồm 6 quốc gia, trong đó Trung Quốc và Myanmar là hai quốc gia nằm ở thượng nguồn. Những nước này không phải là thành viên của ủy hội mà là đối tác đối thoại.
Mộtlưu vực sônglà một thể thống nhất, cần được tất cả các quốc gia có chung lưu vực cùng tham gia toàn diện. Bao gồm thúc đẩy phát triển, quản lý, và bảo vệ lưu vực sông nhằm đạt được sự hợp lý, công bằng và bền vững trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan.
Vì vậy, hội nghị với sự tham gia của đại diện hai nước là Trung Quốc và Myanmar thể hiện sự cam kết hợp tác của các đối tác với sự phát triển. Điều này cũng thể hiện mối quan tâm, tầm nhìn chung của tất cả các quốc gia ven sông. Mục tiêu là hướng tới "thịnh vượng về kinh tế, công bằng về xã hội, và bền vững về môi trường và khả năng chống chịu khí hậu".
* Theo ông, những cách thức để các nước trong lưu vực thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn?
- Vấn đề đặt ra là cần có những cách thức mới nào để thúc đẩy sự hợp tác phát triển bền vững trong lưu vực. Đó là sự đổi mới, cải tiến trong nhiều lĩnh vực để đạt được hiệu quả cao hơn nữa. Cần tận dụng những ưu thế của các cuộccách mạng công nghệ, về chuyển đổi số, về dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo…
Gắn với đó là sự đổi mới tư duy, sáng tạo trong hợp tác giữa các quốc gia ven sông, hợp tác với các đối tác phát triển, đối tác tiềm năng. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quá trình ra quyết định; đổi mới trong các cơ chế huy động nguồn lực…
Chủ đề năm nay của Ngày Nước thế giới 22-3 của Liên Hiệp Quốc là "Thúc đẩy sự thay đổi" cho thấy tầm quan trọng của sự thay đổi trong ứng xử đối với tài nguyên nước. Như vậy, cùng với những nỗ lực đóng góp thì Ủy hội sông Mekong cần thiết phải đổi mới trong hoạt động để thực hiện được mục tiêu, tầm nhìn.
Tags:lưu vực sông mekong
ủy hội sông mekong
hợp tác mekong
tài nguyên nước
nguồn nước
tài nguyên và môi trường
Tin cùng chuyên mục