Người dân vùng ngập lụt cần làm gì khi nước rút?
Ở một số địa phương, người dân đang dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại đồ đạc để mau chóng ổn định lại cuộc sống sau thiên tai.
Ngập trên phố Phúc Tân, phường Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Người dân vùng ngập lụt nên làm gì sau khi nước rút?
Để đảm bảo an toàn về sức khỏe, tài sản của nhân dân sau thiên tai, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai khuyến cáo người dân nên thực hiện các hướng dẫn sau:
1. Chỉ được di chuyển từ nơi sơ tán trở về nhà khi có lệnh của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, cứu hộ cứu nạn.
2. Kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị điện trước khi sử dụng đề phòng tai nạn, điện giật.
3. Khắc phục, sửa chữa nhà cửa, hệ thống điện, cấp nước, thông tin.
4. Tham gia cùng chính quyền dọn dẹp vệ sinh, sửa chữa cơ sở hạ tầng, dập dịch bệnh và xử lý môi trường.
5. Vệ sinh nhà cửa, vật dụng và môi trường xung quanh nơi ở, khu vực công cộng.
6. Đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh sau lũ.
Sau lũ, người dân cần chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm... bằng các biện pháp sau:
- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước; dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Khử trùng nước sử dụng cho uống và sinh hoạt, bảo đảm dùng nước sạch trong ăn uống.
- Làm vệ sinh môi trường sau khi lũ rút.
- Ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, chú ý vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
- Nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác động vật theo hướng dẫn của lực lượng chức năng (có thể dùng vôi bột).
- Phun hóa chất diệt côn trùng, tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải đựng nước, hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng. Chú ý mắc màn khi đi ngủ.
- Kịp thời phát hiện và dập tắt các bệnh truyền nhiễm. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
T. Linh
Theo: Nguồn giadinhonline.vn
Tags:Người dân vùng ngập lụt
làm gì khi nước rút
hà nội bao giờ nước rút
ngập lụt ở hà nội
Tin cùng chuyên mục
Vun đắp tình yêu nước cho con từ những điều giản dị
Những ngày này, mạng xã hội tràn ngập những dòng trạng thái như: “Em bé yêu nước”, “Mẹ dạy con về lòng yêu Tổ quốc”, “Bé đến thăm lăng Bác” kèm những hình ảnh các bé mặc áo dài cầm cờ đỏ sao vàng, có bé mặc đồ bộ đội rất đỗi đáng yêu.
Phòng ngừa trẻ vị thành niên phạm tội
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết đã thi hành Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ tiếp tục điều tra đối với Huỳnh Tấn Tài (16 tuổi, thường trú tại xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để điều tra về hành vi "Giết người" xảy ra tại thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
Trọng Tấn: Tôi không dám nhận mình là đại gia
Từng thể hiện một số dòng nhạc khác nhưng phần lớn khán giả vẫn nhớ anh với những tác phẩm ca ngợi quê hương, đất nước. Cơ duyên nào đã đưa anh đến với nhạc đỏ và gắn bó đến giờ?
Cậu bé nằm nhà chơi điện thoại suốt 5 năm vì sợ đến trường: Quyết định tàn nhẫn của người bố đã cứu con trai 1 mạng
Cậu bé nằm nhà chơi điện thoại suốt 5 năm vì sợ đến trường: Quyết định "tàn nhẫn" của người bố đã cứu con trai 1 mạng
5 cung hoàng đạo biết cách chinh phục lòng người, đi đến đâu cũng được yêu thương
5 cung hoàng đạo biết cách chinh phục lòng người, đi đến đâu cũng được yêu thương