Những điều 'không tưởng' về nữ cơ phó trẻ nhất Việt Nam
Các hãng hàng không tuyển phi công như thế nào?
Phi công được đánh giá là ngành có mức thu nhập hấp dẫn tại Việt Nam. Theo tiết lộ, mức thu nhập khởi điểm thấp nhất của phi công không dưới 70 triệu đồng/tháng và liên tục tăng lên theo thời gian.
Để trở thành một phi công chính thức, các ứng viên phải trải qua các vòng thi tuyển đầu vào rất gắt gao. Ngoài tiêu chuẩn cơ bản về chiều cao, cân nặng, sức khỏe, bằng ngoại ngữ thì học viên đầu vào đều phải trải qua 3 vòng thi tuyển: Tiếng Anh, kỹ năng và bài thi ADAPT (năng khiếu về độ thích ứng nghề). Vòng thi ADAPT được phân tích và gửi về từ Anh.
Từ khoang lái máy bay nhìn ra bầu trời.
Trong đó, các ứng viên phi công cả nam và nữ cần phải có độ tuổi từ 18-32, đã tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ TOEIC tiếng Anh đạt từ 700 điểm trở lên. Ứng viên phi công không được có dị tật, cần có dáng ngồi tiêu chuẩn để quan sát, điều khiển tàu bay nên những người cong vẹo cột sống, gù lưng, so vai...
Chính vì vậy, khi chính thức trở thành phi công của các hãng máy bay, các phi công đều được xã hội nhìn nhận và đặc biệt là các phi công nữ - chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong các phi công trong nước và trên thế giới.
Kim Châu - cơ phó trẻ nhất Việt Nam
Ngoài Huỳnh Lý Đông Phương là cơ trưởng đầu tiên của Việt Nam thì Kim Châu cũng hút sự chú ý của công chúng khi trở thành cơ phó khi tuổi đời còn rất trẻ.
Kim Châu miệt mài theo đuổi nghề.
Để có thành tích khiến nhiều người ngưỡng mộ như vậy, Kim Châu đã trải qua thời gian dài khổ luyện, kiên trì. Được biết, từ khi tốt nghiệp lớp 12, cô nàng từng… nhịn ăn để “biểu tình”, ép bố mẹ đồng ý cho quyết định lạ đời của mình.
Trong khi các bạn cùng tuổi tập trung “cày” sách vở ngày đêm để mong có một chỗ trong giảng đường đại học hay cao đẳng, Kim Châu chỉ toàn… chơi: đi bộ, chạy bộ, bơi, chơi cầu lông, bóng chuyền... để rèn luyện thể chất và trau dồi thêm ngoại ngữ.
Sau khi trúng tuyển bước đầu, năm 2009, Kim Châu được chọn đi đào tạo ở Pháp bởi muốn trở thành phi công, các học viên phải đi học ở Australia hoặc Pháp, trải qua những giờ thực hành gắt gao...
Chia sẻ với An ninh Thế giới, Kim Châu cho biết: "Khi ở trong buồng lái, khi ở trên cao có thể quên hết mọi thứ từ những niềm vui nho nhỏ, những trạng thái cảm xúc dạt dào ở dưới mặt đất... để chỉ biết rằng mình đang điều khiển, đang bay như một cánh én nhỏ trong bầu trời bao la và vô tận. Ở đây, mình có thể làm những điều mà các bạn không thể làm, sẽ thấy những điều mà các bạn không thể thấy".
Kim Châu và đồng nghiệp.
"Chinh phục và thưởng thức là những gì tôi đang có. Nếu như với một vận động viên chạy bộ hoặc đua môtô, họ thi tốc độ ở con đường dưới mặt đất, với một vận động viên bơi lội đua vận tốc với nước, còn đây, Châu đua tốc độ, làm bạn với mây, với gió, với bầu khí quyển và xung quanh là vô số các vì tinh tú", cô kể tiếp.
Cuối năm 2010, kết thúc khóa đào tạo phi công ở Pháp trong 1 năm 8 tháng, Châu về nước và bắt đầu công việc là nữ lái phụ cho ATR72 - sức chứa 72 hành khách, bay chặng ngắn và chỉ có 1 lái chính, 1 lái phụ.
Tháng 9/2013, Châu được điều động làm cơ phó Airbus 330 có sức chứa 250 hành khách và có thời gian bay 8-10 tiếng... điểm đến Nhật, Nga, Australia, Hàn Quốc. Airbus 330 có 2 lái chính và 2 lái phụ.
Với khát khao chinh phục bầu trời, những nữ phi công xinh đẹp, đầy tự tin và quyết tâm của Việt Nam đã là một phần trong số 5% phụ nữ ít ỏi trên thế giới, những người đã chứng minh: bầu trời, khoang lái không chỉ dành cho phái mạnh.
Tags:Kim Châu
ADAPT
Airbus 330
không tưởng
Huỳnh Lý Đông Phương
phó
phi công
An Ninh Thế Giới
khoang lái
ATR72
toeic
gù lưng
hãng máy bay
gắt gao
thi tuyển
đua môtô
bầu trời
tinh tú
lạ đời
vẹo
Tin cùng chuyên mục