Thanh toán không dùng tiền mặt: Sự chuyển mình của tài chính tiêu dùng
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của Internet và sự gia tăng nhanh chóng của người dùng thiết bị thông minh, Việt Nam đang chứng kiến một cuộc chuyển đổi mạnh mẽ từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt.
Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM): Bước chuyển đổi của thị trường tài chính Việt Nam
Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), là hình thức giao dịch thông qua các phương tiện kỹ thuật số như thẻ tín dụng, ngân hàng điện tử, thanh toán di động và ví điện tử. Thay vì sử dụng tiền mặt, người dùng chỉ cần thao tác đơn giản trên điện thoại hoặc thiết bị thông minh để thanh toán. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của Internet và sự gia tăng nhanh chóng của người dùng thiết bị thông minh, Việt Nam đang chứng kiến một cuộc chuyển đổi mạnh mẽ từ thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt. Xu hướng này đang ngày càng phổ biến và len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống hàng ngày, từ mua sắm, ăn uống đến thanh toán hóa đơn và chuyển tiền.
Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy xu hướng TTKDTM là sự phát triển của công nghệ và hạ tầng Internet tại Việt Nam. Theo báo cáo từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến đầu năm 2024, tỷ lệ người dùng Internet tại Việt Nam đã đạt hơn 79% dân số, tương đương khoảng 78,5 triệu người. Sự gia tăng này tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các dịch vụ tài chính kỹ thuật số và thanh toán điện tử.
TTKDTM đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nhờ vào sự tiện lợi, an toàn và nhanh chóng, đặc biệt là trong giới trẻ.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đầu năm 2024, các kênh thanh toán điện tử đang dẫn đầu xu hướng TTKDTM, bao gồm: ngân hàng internet (tăng 57,85% về số lượng và 32,43% về giá trị) và ngân hàng di động (tăng 68,54% về số lượng và 41,12% về giá trị). Thanh toán bằng mã QR: Bùng nổ với mức tăng trưởng 892,95% về số lượng và 1.062,01% về giá trị. Những con số này cho thấy sự chuyển đổi rõ rệt từ tiền mặt sang các phương thức thanh toán điện tử, đặc biệt là thanh toán bằng mã QR, hình thức này đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nhờ vào sự tiện lợi, an toàn và nhanh chóng, đặc biệt là trong giới trẻ.
Ngược lại với xu hướng trên, tiêu dùng bằng tiền mặt lại giảm đi đáng kể. Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), trong năm 2023, giao dịch trên ATM tiếp tục giảm 16,9% về số lượng và 19,5% về giá trị, khiến tỷ trọng giao dịch ATM chỉ còn chiếm 3,6% tổng giao dịch qua hệ thống.
Tại hội thảo “Nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không tiền mặt” tổ chức ngày 14/6 tại TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phước cho biết, trước đây Kho bạc Nhà nước đã đầu tư nhiều kho chứa và xe chở tiền để đảm bảo lưu thông tiền tệ phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, với xu hướng TTKDTM hiện nay, các kho chứa trống và xe chở tiền không còn cần thiết đã phải thanh lý để tiết kiệm ngân sách quốc gia.
Xu hướng TTKDTM mở ra hướng đi mới cho lĩnh vực Tài chính tiêu dùng
Trong nhiều năm qua, vay tiền mặt từ các tổ chức tài chính tiêu dùng đã trở thành lựa chọn phổ biến khi người dân đối diện với các nhu cầu cấp thiết trong cuộc sống. Thông thường, các tổ chức tài chính sẽ giải ngân tiền trực tiếp vào tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng hoặc vào ví điện tử, sau đó khách hàng có thể rút tiền mặt từ tài khoản này tại ATM để sử dụng cho các mục đích tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh TTKDTM đã phổ biến rộng rãi ở mọi khía cạnh của cuộc sống, từ việc trả tiền tại quán phở bình dân đến việc thực hiện các giao dịch lớn hơn chỉ cần thông qua chuyển khoản hoặc quét mã QR, một câu hỏi lớn đặt ra là liệu khách hàng sau khi được giải ngân từ công ty tài chính còn cần phải ra ATM để rút tiền mặt hay không? Dễ dàng nhận thấy với sự tiến bộ và thay đổi của TTKDTM, các tổ chức tài chính đã và đang đổi mới để thích nghi và tồn tại trước nhu cầu, hành vi mới của thị trường.
Ông Hồ Minh Tâm, Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit), nhận định: "Tại VietCredit, chúng tôi luôn lấy khách hàng làm trọng tâm và áp dụng tư duy sử dụng công nghệ để giải quyết các bài toán kinh doanh. Nhờ đó, chúng tôi mang đến các sản phẩm vay tiêu dùng trên nền tảng số với thời gian xử lý chỉ trong vài phút và chi phí vận hành tối ưu. Điều này giúp khách hàng tiếp cận các khoản vay tiêu dùng với lãi suất thấp hơn."
Tháng 5/2024, VietCredit ra mắt Trung tâm Kinh doanh cho vay kỹ thuật số (DLC), được đánh giá là bước đi chiến lược trong thời đại số. Trung tâm DLC là một phần trong kế hoạch dài hạn của VietCredit nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về dịch vụ tài chính số hóa. Trong bối cảnh công nghệ phát triển vượt bậc và xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt diễn ra mạnh mẽ, DLC được kỳ vọng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp các giải pháp cho vay trực tuyến tiên tiến, bám sát nhu cầu của từng đối tượng khách hàng và mang đến các gói sản phẩm ưu việt.
Thời gian sắp tới, VietCredit định hướng đẩy mạnh chiến lược hợp tác với các đối tác công nghệ lớn trong và ngoài nước. Sự hợp tác này hứa hẹn sẽ giúp VietCredit phát triển các sản phẩm tài chính cạnh tranh, phù hợp với nhu cầu thị trường luôn thay đổi.
Giai đoạn 6 tháng cuối năm 2024 sẽ là thời điểm đánh dấu bước ngoặt trong bối cảnh nhiều chuyên gia cho rằng chu kỳ kinh tế mới đang đến. Ông Hồ Minh Tâm cũng cho biết trong quý 3, VietCredit sẽ ra mắt các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới và độc đáo trên môi trường số, rất phù hợp với xu thế TTKDTM của người tiêu dùng trong thời điểm hiện nay và tương lai.
Theo Hồng Nhung
Tin cùng chuyên mục